Hướng dẫn thi công và bảo dưỡng sàn kháng khuẩn đúng cách

Sàn kháng khuẩn là một giải pháp vô cùng tối ưu cho những nơi có yêu cầu cao về kháng khuẩn, sạch sẽ và là một yếu tố quan trọng trên hành trình bảo vệ sức khỏe gia đình.

Để lắp đặt thành công sàn kháng khuẩn, Richfloor chia sẻ những kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất, độ bền bỉ lâu trong quá trình sử dụng.

1. Cách lắp đặt sàn kháng khuẩn chuẩn nhất năm 2024

1.1 Chuẩn bị mặt bằng

Trước khi tiến hành thi công, cần phải kiểm tra và làm sạch bề mặt, không bám bụi bẩn. Đảm bảo bề mặt nền phải phẳng, khô ráo cũng như không có vết nứt, lỗ hổng hay bất kỳ khuyết tật nào.

Có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch như máy hút bụi công nghiệp để đảm bảo sàn kháng khuẩn sạch hoàn toàn.

Kiểm tra độ ẩm bề mặt đạt yêu cầu để không gặp tình trạng phồng rộp hoặc nấm mốc sau khi lắp đặt.

Cách lắp đặt sàn kháng khuẩn chuẩn nhất năm 2024

1.2 Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

Chuẩn bị sàn kháng khuẩn và các dụng cụ thi công như búa cao su, dao cắt sàn, keo dán sàn,… để không gây ảnh hưởng trong quá trình lắp đặt sàn kháng khuẩn.

1.3 Xử lý bề mặt

San phẳng, sửa chữa bề mặt sàn đồng thời làm nhẵn bề mặt nền trước bằng máy mài. Điều này giúp sàn kháng khuẩn có độ bám dính tốt hơn, sử dụng được lâu hơn.

1.4 Tiến hành thi công sàn kháng khuẩn

Chọn và sử dụng lớp lót phù hợp với điều kiện của nền và loại sàn để tạo độ phẳng và giúp giảm ẩm từ nền lên sàn kháng khuẩn.

Sử dụng bảng hướng dẫn của nhà sản xuất trải đều lớp lót nền. Phải chắc chắn rằng lớp lót được dàn đều và không có khoảng trống ở giữa.

Đo đạc và dùng dao chuyên dụng để cắt các tấm sàn. Các đường cắt chính xác để tấm sàn khớp với nhau hoàn hảo.

Lắp đặt từng tấm sàn từ góc phòng theo thứ tự đã bố trí. Sử dụng búa cao su để đảm bảo các tấm sàn khít với nhau.

sàn kháng khuẩn sở hữu khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn, nấm mốc, tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Sau đó, nên kiểm tra lại và điều chỉnh để không có chênh lệch.

Sử dụng keo dán chuyên dụng cho các loại sàn kháng khuẩn để phù hợp giữa sàn với nền với sự hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi sử dụng keo dán phải đảm bảo sàn không được dịch chuyển sau khi lắp đặt và keo phân bố dàn đều và không bị tràn ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, dùng con lăn để ép chặt tấm sàn kháng khuẩn xuống nền, loại bỏ bọt khí và đảm bảo độ bám dính tốt.

1.5 Kiểm tra sau khi hoàn thiện

Kiểm tra lại sàn sau khi dán đảm bảo không có khe hở, bọt khí hoặc vết lệch.

Nếu phát hiện bất kỳ lỗi nào, tiến hành điều chỉnh ngay lập tức để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền bỉ của sàn kháng khuẩn.

1.6 Vệ sinh 

Sử dụng khăn mềm và khăn khô lau chùi hằng ngày sau khi dán keo để làm sạch bụi bẩn. 

Đặc biệt, không nên sử dụng nước trong vòng 24 giờ sau khi thi công để đảm bảo keo dán khô hoàn toàn.

2. Cách vệ sinh sàn kháng khuẩn

Sàn kháng khuẩn cũng là một yếu tố quan trọng để làm tăng vẻ đẹp cho không gian. Để bảo vệ chúng khỏi bụi bẩn, Richfloor sẽ giúp bạn cách xử lý vết bẩn trên sàn.

>> Xem thêm: +999 Sàn kháng khuẩn là lựa chọn thông minh cho ngôi nhà hiện đại.

2.1 Chuẩn bị các dụng cụ

Dùng chổi quét sạch các bụi bẩn trên sàn kháng khuẩn, đồng thời chuẩn bị thêm các dụng cụ khác: Khăn mềm hoặc cây lau nhà, dung dịch vệ sinh chuyên dụng không chứa các hóa chất mạnh có thể làm hại bề mặt sàn, nước ấm loại bỏ bụi bẩn hiệu quả hơn giúp tiết kiệm thời gian. 

Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm găng tay bảo vệ để đôi tay của bạn không tiếp xúc với bụi bẩn một cách trực tiếp.

Một số lưu ý khi sử dụng sàn kháng khuẩn nên biết

2.2 Quy trình vệ sinh sàn kháng khuẩn

Quét và hút toàn bộ bụi trên mặt sàn để loại bỏ các mảnh vụn và bụi bẩn lớn mỗi ngày. Điều này giúp quá trình lau sàn kháng khuẩn sau đó hiệu quả hơn.

Pha dung dịch vệ sinh gồm nước ấm và chất tẩy rửa sàn chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để loại bỏ hoàn toàn dung dịch và bụi bẩn còn sót lại.

Sử dụng cây lau để lau toàn bộ mặt sàn kháng khuẩn

Đối với các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, thức ăn hoặc vết bẩn khác nên sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng không chứa hóa chất mạnh.

Dùng khăn thấm và lau nhẹ nhàng lên vết bẩn.

Tiếp theo, sử dụng khăn khô lau sạch nước để tránh làm ẩm ướt sàn, có thể gây ra nấm mốc hoặc hư hỏng bề mặt.

2.3 Một số lưu ý khác

Sử dụng thảm chùi chân ở các khu vực ra vào, dễ bị bong tróc để giảm lượng bụi bẩn và cát đá gây trầy xước sàn.

Khi mới dán keo, không nên kéo lê di chuyển đồ vật nặng. Thay vào đó, nâng lên để tránh làm trầy xước bề mặt sàn.

3. Cách bảo dưỡng sàn kháng khuẩn đúng tiêu chuẩn

Bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn cũng là cách kéo dài tuổi thọ sàn kháng khuẩn, tiết kiệm được chi phí bảo hành, sửa chữa.

3.1 Vệ sinh định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ giúp khôi phục độ bóng, tăng độ bền và duy trì tính năng kháng khuẩn của sàn.

3.2 Các bước bảo dưỡng, bảo trì

vệ sinh sạch sẽ mặt sàn kháng khuẩn theo quy trình
  • Trước tiên, vệ sinh sạch sẽ mặt sàn kháng khuẩn theo quy trình vệ sinh hàng ngày hay hàng tuần và bóc toàn bộ lớp hóa chất bảo vệ cũ.
  • Đánh bóng khô là là một bước không thể thiểu trong bảo dưỡng. Nên sử dụng máy đánh bóng có tốc độ quay chậm khoảng 150 đến 200 vòng/phút. Nhờ đó sẽ giúp làm mịn bề mặt và chuẩn bị cho lớp phủ mới.
  • Cuối cùng, phủ một lớp hóa chất bảo vệ mới và làm bóng lại. Đảm bảo lớp phủ đều và không bị bỏ sót khu vực nào.